Brand Key - Chìa khóa làm nên sự thành công của thương hiệu

   01-11-2022
Brand Key là một chìa khóa không thể bỏ qua nếu các Marketer muốn định vị và quản trị thương hiệu của mình.
 
Brand Key là mô hình khá phổ biến đã được rất nhiều thương hiệu áp dụng thành công. Nó được sử dụng để định vị thương hiệu hay còn gọi Positioning Statement.
Brand Key giúp cho doanh nghiệp nổi bật và khách hàng ghi nhớ dễ hơn
Giữa thị trường có hàng trăm sản phẩm tương tự nhau và công dụng cũng gần như giống nhau thì doanh nghiệp cần xác định được Brand Key. Nó sẽ giúp bạn nổi bật hơn hẳn, nhờ đó, doanh nghiệp cũng đi sâu vào tiềm thức của khách hàng hơn. 

1. Brandkey là gì?

Brandkey là một mô hình được dùng để phân tích thương hiệu trong Marketing. Từ đó doanh nghiệp bạn có thể quản trị định vị, thiết lập và giải quyết các vấn đề quan trọng nhất cho thương hiệu một cách nhất quán.
 
Brand Key thường được dùng cho 2 mục đích chính là nắm bắt thực trạng và ghi lại các mục tiêu của thương hiệu. Không dừng lại ở đó, mô hình này còn được dùng để khám phá, khai thác các thông tin về thương hiệu của khách hàng. Qua đó, bạn sẽ dùng những thông tin này để xây dựng chiến lược quản lý và định vị thương hiệu một cách hiệu quả nhất.
 

2. 8 yếu tố tạo nên chìa khóa định vị thương hiệu

Brand Key được tạo thành từ 8 yếu tố và chia thành 2 nhóm chính là yếu tố bên ngoài và những nhận định của người dùng về thương hiệu. Cùng Mắt Bão tìm hiểu nhé!
 
2.1. Root Strengths – Sức mạnh nền tảng
Xác định sức mạnh nền tảng là một trong những yếu tố tạo nên chìa khóa định vị
 
Bước đầu tiên của Brand Key là xem xét giá trị, sản phẩm và lợi ích hay chính sức mạnh của doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu trở nên tuyệt vời như hiện nay. Những khía cạnh này chính xác là nền tảng mà bạn muốn xây dựng nên thương hiệu của mình.
 
2.2. Competitive Environment – Môi trường cạnh tranh
Competitive Environment là những yếu tố thuộc về mặt cạnh tranh trên thị trường như: Điểm mạnh, số lượng đối thủ cạnh tranh, điểm yếu của các đối thủ, tiềm lực đối thủ cạnh tranh và chỗ đứng của thương hiệu bạn trong một thị trường cụ thể.
 
2.3. Target – Mục tiêu
Để xác định được Brand Key, bạn cần biết đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu là ai, họ có sở thích gì, là những người có đặc điểm thế nào?
 
Thị trường mục tiêu sẽ xác định bởi hành vi, thái độ và giá trị của người tiêu dùng chứ không phải là nhân khẩu học của họ.
 
2.4. Insight
Doanh nghiệp cần phân tích Insight khách hàng để đáp ứng được nhu cầu của họ
 
Bạn cần phải phân tích được mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp mình. Theo đó, bạn cần biết được những sản phẩm hay dịch vụ nào của doanh nghiệp có thể đáp ứng và giải quyết được nhu cầu của họ.
 
Doanh nghiệp bạn phải nắm bắt được Insight khách hàng để có những hoạt động cung ứng sản phẩm/ dịch vụ nhằm mang lại giá trị cho họ cũng như xây dựng Brand Key hiệu quả cho doanh nghiệp.
 
2.5. Benefits – Lợi ích
Lợi ích về thuộc tính sản phẩm là các chức năng của sản phẩm mà bạn cung cấp cho khách hàng.
Lợi ích về cảm xúc là nhìn vào cách khách hàng cảm thấy thế nào khi họ sử dụng sản phẩm.
Tất cả lợi ích này sẽ khiến cho khách hàng có quyết định mua sản phẩm của bạn không.
 
2.6. Value and Personality – Giá trị và tính cách thương hiệu
Cá tính và giá trị đặc trưng của thương hiệu cũng tương tự như một con người. Theo đó, bạn cần xác định được giá trị của thương hiệu là gì, những điểm khác biệt, độc đáo và duy nhất mà ở những đối thủ cạnh tranh không có. Tiếp đó là xác định thương hiệu có cá tính nào, niềm tin hay phương châm của thương hiệu.
 
2.7. Reason to Believe – Lý do khách hàng đặt niềm tin
Doanh nghiệp bạn cần xác định lý nào nào mà khách hàng mua sản phẩm của mình. Là do lợi ích, đặc tính hay họ chỉ mua vì thương hiệu của bạn? Tại sao mà khách hàng lại mua ở thương hiệu bạn thay vì những thương hiệu của đối thủ cạnh tranh khác và ngược lại?
 
Nếu bạn phân tích được những lý do trên, bạn sẽ tạo nên những Brand Key, chiến lược cụ thể và phù hợp nhất với khách hàng của mình.
 
2.8. Discriminator – Điểm khác biệt
Xây dựng yếu tố phân biệt tốt, khách hàng sẽ chọn thương hiệu của bạn thay vì những đối thủ cạnh tranh
Yếu tố khác biệt thương hiệu sẽ giúp cho người tiêu dùng có một lý do thuyết phục nhất để chọn được thương hiệu mà họ tin tưởng. Nếu bạn làm tốt yếu tố này, bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp mình vượt qua những đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp bạn có thể tạo ra sự khác biệt mà khách hàng có thể cảm nhận được thông qua Insight.
 
2.9. Essence – Giá trị cốt lõi của thương hiệu
Giá trị cốt lõi của thương hiệu cũng là một trong những yếu tố tạo thành Brand Key. Đây sẽ là trung tâm để mọi hoạt động của việc xây dựng và phát triển thương hiệu xoay quanh nó.
 
Giá trị cốt lõi được hình thành từ những giá trị về dịch vụ, sản phẩm mà thương hiệu bạn mang đến cho khách hàng.

Bài viết liên quan