Chiến lược Marketing phân biệt tạo nên thành công cho doanh nghiệp

   01-11-2022
Chiến lược Marketing phân biệt được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và hiện đã mang đến những thành công vượt trội.
 
Chiến lược Marketing phân biệt là một trong ba chiến lược giúp doanh nghiệp có khả năng xâm nhập sâu hơn vào thị trường và gia tăng doanh số khi đã xác định được thị trường mục tiêu.
Chiến lược Marketing phân biệt sẽ giúp cho doanh nghiệp phục vụ thị trường hiệu quả
 
Doanh nghiệp có thể xem xét và áp dụng nhiều chiến lược để phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và thị trường mà mình nhắm đến. Tùy vào mỗi mục tiêu, chiến lược cụ thể mà bạn có thể chọn chiến lược Marketing phân biệt hoặc không phân biệt hay bạn cũng có thể kết hợp cả 2 chiến lược.

1. Chiến lược Marketing phân biệt (Differentiated Marketing Strategy) là gì?

Doanh nghiệp sẽ tham gia vào nhiều đoạn thị trường khi dùng chiến lược tiếp thị phân đoạn
Chiến lược Marketing phân biệt còn có tên gọi khác là chiến lược tiếp thị phân đoạn. Chiến lược này sẽ tập trung vào những điểm khác biệt của sản phẩm và phân khúc khách hàng.
 
Thay vì bạn phải cung ứng một loại sản phẩm cùng một chương trình Marketing cho tất cả khách hàng. Thì với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ cung ứng những sản phẩm khác nhau, có nhiều mức giá để tiếp cận với từng nhóm khách hàng.
 
Xét về một ví dụ cụ thể thường thấy nhất là Facebook Ads, hình thức quảng cáo này sẽ nhắm đến những đối tượng khách hàng cụ thể. Facebook đã cung cấp cho các nhà tiếp thị rất nhiều chức năng để tùy chỉnh đối tượng tiếp thị quảng cáo.
 
Một ví dụ khác về công cụ triển khai chiến lược Marketing phân biệt là SEO. Khi thực hiện SEO, bạn sẽ tập trung vào những từ khóa dịch vụ vì chúng có khả năng mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao. Điều đó có nghĩa bạn sẽ nhắm đến một nhóm khách hàng cụ thể gồm những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ và sản phẩm cao.
 
Hay một ví dụ điểm hình khác là Maruti – Suzuki, thương hiệu này đã nhắm đến rất nhiều phân khúc khách hàng. Tuy nhiên, thương hiệu đã triển khai chiến lược tiếp thị cho từng phân khúc khác nhau.
 
Ngược lại Microsoft, Hyundai hay nhiều thương hiệu quốc dân khác thường hướng đến một nhóm khách hàng rộng hơn. Họ sử dụng những chiến lược Marketing đến khách hàng đại chúng hơn là những người dùng đặc trưng.
 
Chiến lược Marketing phân biệt có thể kết hợp cùng với những chiến lược hay kỹ thuật tiếp thị phù hợp khác. Quan trọng là bạn cần nghiên cứu thị trường và phân tích khách hàng mục tiêu của mình để tìm ra chiến lược phù hợp nhất.

2. Ưu nhược điểm của chiến lược Marketing phân biệt

Differentiated Marketing Strategy giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu vào nhiều đoạn thị trường
 
Ưu điểm của Differentiated Marketing Strategy:
 
  • Chiến lược này tỏ ra nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc đáp ứng mong muốn đa dạng và nhu cầu của thị trường. Differentiated Marketing Strategy sẽ đa dạng hóa sản phẩm và hỗ trợ Marketing tối ưu. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng xâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn thị trường và gia tăng doanh số vượt trội.
  • Ví dụ như doanh nghiệp sữa Vinamilk, nhờ đưa ra những danh mục đa dạng về kiểu dáng, đặc tính và chất lượng sữa nên doanh số của họ ngày một gia tăng.
Nhược điểm của Differentiated Marketing Strategy:
  • Bất lợi đầu tiên là chiến lược Marketing phân biệt sẽ khiến doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhiều hơn cho thương mại và sản xuất.
  • Đặc biệt đối với những chi phí cải tiến sản xuất, sản phẩm, hoạt động Marketing, lưu kho,...

3. Khi nào cần áp dụng chiến lược Marketing phân biệt?

 
Khi sản phẩm đang ở giai đoạn bão hòa, bạn có thể dùng Differentiated Marketing Strategy
 
Differentiated Marketing Strategy được sử dụng rất phổ biến đối với những doanh nghiệp chọn thị trường mục tiêu theo: Chuyên môn hóa thị trường, chuyên môn hóa sản phẩm hay bao phủ thị trường. 
 
Ngoài ra, doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược này khi sản phẩm đang ở giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống.
 
Tập trung vào sự khác biệt và dồn mọi nỗ lực tiếp thị vào một thị trường hay một đối tượng sẽ giúp thúc đẩy doanh số cao hơn. Không chỉ vậy, chiến lược Marketing phân biệt còn phù hợp để bạn xây dựng danh sách khách hàng trung thành của mình.
 
Hành vi mua hàng và trở lại mua hàng của người dùng sẽ góp phần giúp cho doanh thu của doanh nghiệp được ổn định. Nếu bạn kết hợp với việc chăm sóc khách hàng và lắng nghe ý kiến từ họ, doanh nghiệp sẽ cải thiện được chất lượng dịch vụ và sản phẩm hiệu quả.
 
Có thể thấy, chiến lược Marketing này sẽ mang lại sự ổn định đối với doanh thu của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, đây còn là nền tảng vững chắc nhất để doanh nghiệp có thể cải thiện và phát triển sản phẩm. Một số loại hàng hóa, thương hiệu có đối tượng người dùng đặc trưng thì việc áp dụng chiến lược này sẽ mang đến hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình mà doanh nghiệp có thể chọn chiến lược Marketing phân biệt hay không phân biệt. Điều quan trọng chính là bạn cần hiểu rõ được những ưu nhược điểm của từng loại chiến lược để có thể áp dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
 

Bài viết liên quan