Pain Point là gì? Kinh doanh hiệu quả từ điểm đau của khách hàng

   01-11-2022
Khi hiểu được Pain Point là gì, bạn sẽ biết cách tối ưu, xây dựng uy tín thương hiệu và tạo ra mối quan hệ với khách hàng dựa trên hành trình mua hàng của họ.
 
Tìm hiểu Pain Point là gì, bạn sẽ khai thác được điểm đau của khách hàng, từ đó nâng cao tỷ lệ chốt đơn, giúp doanh nghiệp thu hút và nhận được sự tin tưởng của khách hàng hơn.
Hiểu được Pain Point sẽ giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Cách để doanh nghiệp tạo dựng uy tín là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Theo đó, bạn cần hiểu được hành trình mua hàng cũng như cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu và nhận thức được điểm đau của chính mình. Khi bạn tìm ra điểm đau và xoa dịu chúng, nghĩa là bạn đã thành công một nửa trên con đường chinh phục khách hàng. Từ đó, bạn sẽ điều chỉnh các chiến lược của mình để nâng cao trải nghiệm của khách hàng một cách hiệu quả hơn.

1. Điểm đau của khách hàng (Pain Point) là gì?

Hiểu được Pain Point, doanh nghiệp sẽ làm hài lòng khách hàng một cách tốt nhất

Khi hỏi Pain Point là gì thì bạn có thể hiểu rằng đây là điểm đau của khách hàng, nó là một vấn đề cụ thể mà khách hàng của bạn đang gặp phải từ những tương tác đầu tiên trên hành trình mua hàng. Bằng cách xác định Pain Point, doanh nghiệp sẽ tạo được những giá trị thích hợp để thu hút và làm khách hàng hài lòng.
 
  • Tất cả các doanh nghiệp đều xây dựng sản phẩm hay dịch vụ nhằm để giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó của khách hàng. Dựa trên việc phân tích về điểm đau của khách hàng, ta có thể chia thành 4 loại:
  • Support Pain Point (Điểm đau về hỗ trợ): Một trong những chức năng kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp là hỗ trợ khách hàng. Trước khi mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ muốn tìm hiểu về chúng và họ mong muốn được doanh nghiệp hỗ trợ nhanh chóng quá trình này. Một số vấn đề hỗ trợ phổ biến là: muốn tìm hiểu thêm một số kiến thức về sản phẩm, phản hồi chậm trễ, không có các kênh giao tiếp mà khách sử dụng,... Nếu như doanh nghiệp không hiểu rõ Pain Point là gì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến mức hài lòng và gắn kết của khách hàng.
  • Productivity Pain Point (Điểm đau về năng suất): Điểm đau này thể hiện khách hàng muốn được trải nghiệm tốt hơn và tận dụng thời gian của mình hiệu quả hơn. Ví dụ như một gia đình đang dùng chiếc máy xay sinh tố cần 3 phút để tạo ra thành phẩm nhưng họ mong muốn có sản phẩm tiết kiệm thời gian hơn.
  • Financial Pain Point (Điểm đau về tài chính): Điểm đau này thể hiện rằng khách hàng đang cảm thấy phải chi tiêu quá nhiều cho sản phẩm của doanh nghiệp nên họ muốn tiết kiệm hơn. Điểm khó khăn về tài chính có thể là chi phí mua lặp lại, bảo dưỡng cao, gói đăng ký hoặc phí quá cao,...
  • Process Pain Point (Điểm đau trong quy trình): Điểm đau này đề cập đến việc khách hàng của bạn muốn cải thiện quy trình mua hàng vì nó đang khó sử dụng hoặc quá phức tạp. Ví dụ như người dùng sẽ muốn sử dụng một trang thương mại điện tử dễ đăng nhập, dễ điền thông tin, chọn lựa sản phẩm và mua hàng chỉ sau vài cú Click chuột.

2. Tại sao việc thấu hiểu Pain Point lại quan trọng với doanh nghiệp?

Hiểu rõ khách hàng giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp bán hàng phù hợp nhất
 
Trong đổi mới sáng tạo kinh doanh thì điểm đau của khách hàng chính là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm thay vì trước đây, doanh nghiệp chỉ tập trung vào mong muốn, nhu cầu, lợi ích và giá trị mang đến cho khách hàng. Vì vậy mà Pain Point là gì dần được nhiều người quan tâm và tìm hiểu để thay đổi chiến lược phù hợp với thương hiệu của mình.
 
Pain Point được xem là một cách bán hàng đầy sáng tạo và mang đến hiệu quả vượt bậc. Phần lớn, nó sẽ được áp dụng cho khách hàng tiềm năng vì họ là những người chưa từng sử dụng hay trải nghiệm sản phẩm của bạn nên sẽ gặp nhiều vấn đề nan giải. Vì vậy, hiểu rõ khách hàng, hiểu những khó khăn, nỗi đau của họ thì doanh nghiệp bạn sẽ đưa ra được những phương án giải quyết phù hợp nhất.
 
Không chỉ riêng bộ phận Marketing hay bán hàng mà việc hiểu, phân tích và tìm ra giải pháp kinh doanh rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bạn có thể phân loại khách hàng cụ thể hơn, từ đó mà cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp với mong muốn nhất. Như vậy, có thể nói rằng việc thấu hiểu Pain Point của khách hàng cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ tìm ra những giải pháp bán hàng tốt nhất để nâng cao doanh số.

3. Những cách giúp doanh nghiệp tìm ra chính xác Pain Point

Những Salesman sẽ cho bạn biết được Pain Point chính xác và thú vị nhất

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được Pain Point là gì và sau đây là cách giúp bạn có thể tìm ra chính xác điểm đau của khách hàng:
 
  • Lấy thông tin từ người chăm sóc khách hàng: Chính những Salesman sẽ là người hiểu rõ khách hàng nhất trong quá trình tương tác với họ. Vì vậy, Salesman sẽ biết được những thông tin giá trị của khách hàng và giúp bạn tìm ra những Pain Point chính xác và thú vị.
  • Nhìn vào những Pain Point của đối thủ: Trong hành trình vẽ chân dung khách hàng, việc nghiên cứu đối thủ là bước quan trọng. Khi tham khảo Pain Point của đối thủ, bạn sẽ lập cho mình một sơ đồ để chọn lọc, đồng thời phát triển những điểm tốt cho thương hiệu mình.
  • Trò chuyện cùng khách hàng hiện tại: Đây là những người đã mua sản phẩm của bạn vì thấy chúng giải quyết được nhu cầu của họ. Thông qua cuộc thảo luận, bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin hữu ích về Pain Point. Mặt khác, nếu như khách hàng không thấy Pain Point này giá trị, họ sẽ cung cấp cho bạn những ý kiến đáng giá.

4. Kinh doanh hiệu quả từ việc giải quyết khéo léo 5 điểm đau thường gặp của khách hàng

Xác định đúng Pain Point sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng của mình dễ dàng hơn
 
Hiểu được Pain Point là gì, doanh nghiệp bạn cần có phương hướng đúng đắn để xác định điểm đau của khách hàng. Sau đây, Ứng Dụng Việt sẽ chia sẻ những điểm đau phổ biến nhất mà các khách hàng của bạn có thể gặp phải:
 
  • Phản hồi, hỗ trợ bị chậm trễ: Đây được xem là điểm đau lớn nhất của khách hàng vì nếu bạn phản hồi chậm trễ, họ sẽ thất vọng và có những trải nghiệm tiêu cực. Mục tiêu của doanh nghiệp là phải phản hồi và giải quyết vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Theo đó, bạn nên hỗ trợ bán hàng theo thời gian thực và hỗ trợ trả lời câu hỏi của khách hàng bằng tính năng trò chuyện trực tiếp.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn, hỗ trợ thiếu kiến ​​thức và kinh nghiệm: Mỗi khách hàng đều mong muốn được hỗ trợ 24/7 cho những nhu cầu của mình. Vì vậy, bạn cần đội ngũ nhân viên tư vấn hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp để có thể hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
  • Quy trình mua phức tạp: Nếu quá trình thanh toán quá phức tạp hay quá lâu, khách hàng sẽ từ bỏ trước khi đến bước cuối cùng. Để tăng trải nghiệm người dùng và tỷ lệ bán hàng, bạn cần đơn giản hóa bố cục của trang thanh toán. Ngoài ra, bạn nên cung cấp cho khách hàng nhiều tùy chọn để họ có thể dùng phương thức thanh toán ưa thích của mình.
  • Thêm nhiều khoản phí mua hàng: Khách hàng có thể đồng ý mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với giá đã đưa ra. Nhưng nếu trong quá trình thanh toán lại phát sinh thêm những khoản phí tuy rất nhỏ như phí đóng gói, bảo hành, vận chuyển,... Điều này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ và chẳng ai thích điều này. Để tránh làm khách hàng của bạn khó chịu, hãy giải thích những khoản phí này thật rõ ràng ngay từ đầu.
  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ kém: Đây là điểm đau mà những khách hàng tại các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt khi chủ doanh nghiệp chưa chú trọng vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Thế nên, bạn không được bỏ qua chất lượng sản phẩm của mình vì nó sẽ tác động trực tiếp đến khả năng giữ chân khách hàng và xây dựng lòng tin thương hiệu.
Hiểu được Pain Point là gì và tầm quan trọng của nó sẽ giúp bạn vẽ nên chân dung khách hàng tiềm năng dễ dàng. Từ đó, bạn có thể đề ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn và tăng tỷ lệ chốt đơn hàng hiệu quả.
 

Bài viết liên quan